Công cụ Phân tích SEO

Văn Tân
26 Min Read

I. Phân tích Onpage

Công cụ phân tích onpage:

  1. Seo quake

– Cài đặt seo quake

  1. Seo doctor

– Cài đặt seo doctor

- Advertisement -

2.Phân tích từ khóa

Công cụ:

  1. Google keyword planner
  2. Cập nhật thứ hạng từ khóa

Công cụ

  1. Rank Checker
Công cụ phân tích SEO
Công cụ phân tích SEO

1.Phân tích Onpage

On-page SEO là cách SEO hướng đến nội dung của web bằng việc cải tiến lại code và nội dung cho trang web, để các search engine sẽ tìm đến website của bạn dễ dàng hơn.

Có 2 công cụ để phân tích onpage tốt đó là seo quake và seo doctor

Tiêu chí onpage website

Khi đánh giá on-page của website các bạn cần chú ý tối ưu các vấn đề sau : thẻ title, thẻ description, thẻ H, thẻ Alt Image,thẻ keyword, tối ưu URL,tốc độ website , tổng số lương link…

Thẻ tiêu đề (Title Tag)

Mô tả chính xác nội dung của trang , thẻ tiêu đề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trên trang SEO.

Các chú ý gồm:
– Luôn luôn có thẻ tiêu đề trên trang web của bạn, và phải thể hiện hiệu quả nhất nội dung của trang
– Nên để tiều đề khoản 11 từ hoặc 70 ký tự
– Đặt các từ khóa có liên quan vào thẻ tiêu đề của bạn
– Không để trùng lặp thẻ tiêu đề trong trang web. Mỗi trang nên có tiêu đề riêng của nó.
– Không sử dụng tiêu đề mặc định, không rõ ràng như “Untitled” hoặc “New Page 1″,hay vô nghĩa cho người sử dùng
– Không sử dụng các tiêu đề quá dài
– Không nhồi nhét từ khóa không cần thiết trong thẻ tiêu đề của bạn

Thẻ mô tả (Meta Description)

Là thẻ sử dụng để mô tả của website. Mặc dù không phải là một yếu tố xếp hạng công cụ tìm kiếm đáng kể nữa, nhưng nó vẫn được công cụ tìm kiếm phổ biến sử dụng khi hiển thị kết quả công cụ tìm kiếm.

Chú ý:
– Tránh sử dụng các công cụ tự động để tạo mô tả (Meta description)
– Bạn có thể để các từ khóa (keyword) ở thẻ mô tả vì các Từ khóa này sẽ được in đậm khi hiện thị trong kết quả công cụ tìm kiếm.
– Nên để mô tả khoảng 70 từ hoặc 350 ký tự ,công cụ tìm kiếm sẽ chọn đoạn văn bản này hoặc sẽ chọn các đoạn tốt nhất để hiện thị.
– Không nên viết đoạn mô tả không liên quan đến nội dung trang website
– không nên sử dụng các mô tả chung chung như “Đây là một trang web” hoặc “Trang website về thể thao ”
– Tránh chỉ điền mỗi từ khóa vào thẻ
– Sao chép toàn bộ nội dung bài viết vào thẻ
– Sử dụng các thẻ Meta description cho mỗi url – Có các thẻ meta mô tả khác nhau cho mỗi trang sẽ giúp cho Google dễ dàng phân biệt nội dung của từng trang trong website của bạn.
– Nếu trang web của bạn có hàng ngàn , việc tạo các thẻ meta mô tả bằng tay có thể là không khả thi. Trong trường hợp này, bạn có thể tạo tự động các thẻ mô tả dựa trên nội dung của mỗi trang.

Thẻ H (H1 and H2 tags)

Thẻ H1 là thẻ quan trọng nhất trong các thẻ tiêu đề và giúp các công cụ tìm kiếm hiểu đây là nội dung trọng tâm của trang. Văn bản trong thẻ H1 thường lớn hơn so với văn bản bình thường .

– Sử dụng thẻ H1 và H2 để làm nổi bật các thông tin và các từ khóa quan trọng nên đặt ở chỗ tên website
– Thẻ H1 nên được sử dụng một lần trên trang, sử dụng nhiều thẻ <h1> trên 1 trang sẽ làm cho google khó xác định nội dung và chỗ bắt đầu và kết thúc bài viết
– Thẻ H2 có thể được sử dụng nhiều lần, sau thẻ H1
– Tránh đặt nội dung bài viết trong các thẻ tiêu đề có thể sẽ không thể hữu ích trong việc xác định cấu trúc của trang của các công cụ tìm kiếm
– Tránh sử dụng các thẻ tiêu đề ráo rỗng như “bài viết này hay”, “tôi thích bài viết này”
– Không nên để trung lặp tiêu đề
– Không sử dụng thẻ <h> trong toàn trang
– Không nên đặt tất cả nội dụng bài viết vào 1 nhóm thẻ
– Sử dụng các thẻ <h> chỉ cho kiểu văn bản

Thẻ mô tả hình ảnh ( Alt Image Tag)

ALT tag hình ảnh đã trở nên quan trọng với sự gia tăng nhu cầu về tìm kiếm hình ảnh, nó có thể đóng góp đáng kể lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm đến website của bạn nếu sử dụng đúng cách. Nếu bạn sử dụng một hình ảnh như là một liên kết cùng với thẻ alt của nó sẽ giúp Google hiểu thêm về trang web mà bạn đang liên kết.
Một số chú ý:
-Sử dụng thẻ mô tả (alt tag) và thẻ tiêu đề (title tag) cho hình ảnh của bạn để mô tả hình ảnh với các từ khóa có liên quan
-Hình ảnh được xếp hạng cao khi được sử dụng với một đoạn mô tả và tiêu đề có cấu trúc HTML <h> <img> <p>
-Nếu bạn sử dụng WordPress xem plugin SEO Friendly Images
– Đặt tên cho ảnh ngắn gọn gần giống như thẻ alt – có thể đặt theo từ khóa
– Không nên đặt tên hình ảnh chung chung như “image1.jpg”, “pic.gif”, “1.jpg”
–  Không viết tên hình ảnh quá dài
– viết văn bản alt quá dài mà có thể coi là spam
– không nhồi nhét từ khóa vào thẻ alt, thẻ title,tên hình ảnh
– Nên lưu trữ hình theo theo thưc mục “cha con” và đặt tên thư mục theo đúng chủ đề.Điều này giúp các url của hình ảnh thân thiện hơn
– Sử dụng loại file thường được hỗ trợ – Hầu hết các trình duyệt hỗ trợ JPEG, GIF, PNG

Thẻ keyword

Mặc dù có tên là Keyword, nhưng đây là phần ít quan trọng nhất trong việc làm SEO. Tương tự như Meta Description, đây cũng là 1 thẻ ẩn, người sử dụng sẽ không nhìn thấy nội dung của Meta Keyword, Meta Keyword chỉ dùng các search engine như Google, Yahoo, Bing …

Meta Keyword chứa 1 danh sách các từ khóa, được cách nhau bởi dấu phẩy “,”. Ngày nay các Search Engine không quan tâm nhiều đến Meta Keyword, nhưng bạn cũng không nên bỏ phần Meta Keyword này vì có thể về sau

<HEAD>

<META NAME=”keywords” CONTENT=”a, list, of, keywords, describing, your, web, page, separated, by, commas”>

</HEAD>

– Không nên spam từ khóa ở thẻ này => vô tác dụng0

– Nên đặt từ khóa chính và các từ khóa liên quan

Tối ưu khóa URL

URL thân thiện hay còn được gọi là URL tĩnh, Địa chỉ web trên trình duyệt có một cấu như “/category/subcategory/page” thay cho cấu trúc “ index.php = 3? & Subcat = 4 & page = 11 “.
Các url thân thiện có thể cung cấp thêm thông tin để công cụ tìm kiếm đễ nhận dạng cấu trúc của website. Bạn có thể đặt các từ khóa trên URL của bạn và từ khóa này sẽ được hiện thị in đậm trong kết quả công cụ tìm kiếm, thu hút sự chú ý của người dùng và cải thiện clickchuột thông qua thứ hạng.
Nếu bạn thấy mà mọi người đang truy cập cùng một nội dung thông qua nhiều URL,bạn có thể thiết lập một trang chuyển hướng 301 từ URL .
– Không sử dụng các URL dài với các thông tin không cần thiết như “session ID”,” Ngày tháng”

– Tránh chọn tên trang chung chung như “page1.html”
– Không đặt quá nhiều từ khóa trên URL , vi dụ như :”dien-thoai-dien-thoai-gia-re-dien-thoai-dep.html”
– Không để các url từ các tên miền phụ(subdomain) và tên miền chính(domain) truy cập cùng 1 thư mục và cùng 1 nội dung (ví dụ: “domain.com / page.htm” và “sub.domain.com / page.htm”)
-không để lẫn lộn www . và non-www trong liên kết nội bộ

Tốc độ tải trang

Sau hội thảo PubCon, Matt Cutts cho biết, Google đã thảo luận và đưa thêm yếu tố tốc độ load trang và tải trang vào hệ thống tìm kiếm xếp hạng website. Đây là yếu tố hướng đến người dùng rất rõ nét.

Số lượng liên kết trên một trang. Công cụ tìm kiếm chỉ xem xét một số lượng nhất định các liên kết trên một trang và  lời khuyên tốt nhất cho bạn là để khoảng 100 link.

SEOquake :

Đường dẫn cài đặt seo quake

https://addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/seoquake-seo-extension/

Ý Nghĩa các thông số của SEOquake

Quan sát trên thanh công cụ của SEOquake, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra các ký hiệu cũng như giá trị của các thông số:

  1. Info: Trong chức năng này SEO Quakesẽ đưa ra các thông tin cơ bản của website bao gồm 3 phần:

– Page Info: nơi hiển thị các thông số về Url, Title, Meta Description, Internal Links, External Links, Server,….

– Parameters: nơi hiển thị các tham số của trang như PR, index, backlink, directory, …

  • Keywords density: nơi hiển thị mật độ từ khóa trong trang của chúng ta.
  1. PR: Chỉ số PR này càng cao càng tốt, thang điểm mà google đưa ra đó là từ 1 – 10.
  2. I (Index Google): thể hiện số bài được google index trên website của bạn, con số này cũng càng cao càng tốt, nó không có giới hạng tuy nhưng các bạn cần quan tâm đến tỷ lệ sau đây:

– a là số bài viết trên trang

– b là số index của google

  • c = b/a được gọi là tỷ số index, tỷ số này bằng 1 thì tốt nhất, khi đó các bài viết của bạn trên website đều được google index hoàn toàn.
  1. L (Semrush Links): đây là chỉ số thống kê về Backlinkcủa website và được phân tích bằng website http://www.semrush.com. Tuy nhiên nó chỉ đo được một phần rất nhỏ Backlink của website, nếu muốn đo hết thì phải trả phí.
  2. LD (Semrush Linkdomains): cũng tương tự như (4) nó cũng là công cụ đo link từ domain về.
  3. I (Index Bing) tương tự như (3) nhưng đây là index của Bing và được dùng để xếp hạng từ khóa trên bing.com
  4. Rank (Rank Alexa) chỉ số thể hiện độ phổ biến của website, chỉ số này càng thấp càng tốt. Thang điểm này cũng được google dùng để đánh giá và xếp hạng từ khóa. Thang điểm của Alexa đưa ra đó là từ 29000000 đến 1.
  5. Age: thông số này thể hiện độ tuổi của tên miền, thông thường độ tuổi tên miền càng cao thì có độ uy tín cao hơn.
  6. TW (Twitters tweets): con số này thể hiện số bài viết của bạn có trên mạng xã hội Twitter này, con số này càng cao càng tốt.
  7. I (Likes facebook): con số này thể hiện số lượt like mà website chúng ta nhận được và được tính ở mạng xã hội Facebook. Con số này càng cao càng tốt
  8. +1 (Google one plus): tương tự như (11) nhưng nó được thay thế bằng Google và lượt +1. Con số này càng cao càng tốt, rất có ảnh hưởng tới xếp hạng từ khóa trên google.
  9. Whois: kiểm tra thông tin tên miền, địa chỉ IP và nó giúp xác định xem website bạn có chứa mã Google Adsense hay mã Google Analytics hay không.
  10. Source (Page source): khi click vào đó giúp bạn view code HTML của website bạn.
  11. Rank(Semrush Rank) tương tự như các chức năng của website này, nó thể hiện đánh giá thứ hạng của webiste.
  12. Price
  13. internal links: link nội bộ của landing page
  14. External Links link out của landing page ( mổi landing page của số lượng link out khác nhau
  15. Density(Keywords density): đây là chỉ số mà những ai làm SEO rất quan tâm, nó thể hiện cái từ khóa bạn SEO có phù hợp với trang của bạn hay không. Mật độ từ khóa này nằm ở mức 3%-5% là tối ưu nhất.
  16. Diagnosis: chức năng này phân tích và thống kê các thông số liên quan đến SEO trong website của chúng ta. Nó có bố cục 3 phần chính sau:

– Home Analytics: phân tích các chỉ số của trang như Url, Title, Meta Description, Headings,…

– Website Compliance: các thuộc tính kèm theo của website gây tác động tốt đến việc xếp hạng cộng cụ tìm kiếm. Bạn chú ý là sau khi kiểm tra website của bạn thì thông số nào thiếu thì bạn có thể bổ xung cho đầy đủ.

  • Server: nơi hiển thị tên server mà bạn sử dụng, thông thường đó là Apache.

Chú ý:

– Internal Links: thể hiện số liên kết nội trên trang

– External Links: thể hiện số liên kết trỏ ra ngoài website, con số này càng nhỏ càng tốt.

Trong phần liên kết này các bạn chú ý đối với từng link thì chúng ta lại có 2 thuộc tính cho nó đó là thuộc tính Dofollow và Nofollow. Link nofollow giúp thông báo cho Google bots biết rằng không đi theo link này, tác dụng của nó là ngăn chặn dòng chảy PR. Dựa vào đặc tính và công dụng của nó các bạn có thể điều hướng link nội dung của website tốt hơn.

Seo doctor

Đường dẫn cài đặt seo doctor

https://addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/seo-doctor/

Hôm nay mình xin giới thiệu công cụ Seo Doctor, có thể bạn đã nghe nói nhiêu nhưng mình vẫn giới thiệu chi tiết nhằmm giúp các bạn mới tìm hiểu về Seo có thêm những hiểu biết về Seo ở các công cụ miễn phí.

Vậy công cụ này là gì và sử dụng ra sao?

SEO Doctor là gì?

Seo Doctor là công cụ đắc lực giúp bạn trong việc phân tích website trong quá trình SEO Onpage. Nó đưa ra các tiêu chí để mình đạt tới. Đặc biệt là nó hoàn toàn miễn phí và cài đặt cũng như sử dụng dễ dàng

Cài đặt Tool Seo Doctor

Để cài đặt Tool Seo Doctor bạn vào Menu tool của trình duyệt (firefox): Tools >> Add-ons và gõ keyword Seo Doctor sau đó nhấn Install và khởi động lại trình duyệt là xong.

Các tiêu chí trong Seo Doctor

Đây là các tiêu chí quan trọng trong SEO Onpage, các bạn tham khảo

Tiêu chí ALT Image tag

Với hình ảnh Bot Google sẽ không hiểu được nội dung hình ảnh của bạn muốn truyền tải tới người đọc là gì, chính vì vậy để giúp Bot Google hiểu về nội dung hình ảnh của bạn trên website bạn cần thêm thuộc tính ALT mô tả cho hình ảnh. Trong nội dung thẻ này nên chứa từ khóa bạn đang SEO, ngoài ra hình ảnh bạn nên đặt tên cho nó dạng như “cung-lam-seo.jpg”…

Tiêu chí Web Analytics

Google Analytics là công cụ miễn phí mà Google cho phép bạn chèn vào website nhằm theo dõi lưu lượng truy cập theo giờ, ngày… khi làm Seo cho website bạn nên đăng ký và cài đặt Google Analyticscho website.

Tiêu chí H1 tag

H1 là một trong các thẻ Heading, riêng đối với H1 trên mỗi trang chỉ cần có 1 thẻ duy nhất và từ khóa của bạn nên có trong thẻ này. Tốt nhất H1 bạn nên đặt nó chính là tiêu đề của mỗi trang. Bạn nên xem bài Tối ưu các thẻ heading H1-H6 cho website

Tiêu chí H2 tag

H2 cũng là một trong các thẻ Heading đối với thẻ này bạn có thể để nó nhiều hơn 2 và các từ khóa cũng nên được nằm trong các thẻ này. Ngoài ra trong làm Seo các SEOer thường sử dụng tới H3 và với thẻ này bạn cũng giống như H2. Thường các thẻ H2, H3 sẽ được dùng trong nội dung bài viết nhiều hơn với các tiêu đề con trong nội dung, sử dụng các thẻ Heading trong website bạn nên đưa những từ khóa cần Seo vào nội dung các thẻ Heading.

Nếu website của bạn có trên 100 liên kết Seo Doctor sẽ cảnh báo. Trong Seo tốt nhất bạn nên quản lý phần này cho tốt, nếu là link tới các trang bên ngoài website của bạn thì cần phải biết chính xác website đó ra sao khi có các liên kết tới các trang website không tin cậy cần phải gỡ bỏ liên kết ngay.

Tiêu chí Loading Time

Thời gian tải website là một trong các tiêu chí rất quan trọng trong Seo, tiêu chí này phụ thuộc vào hosting của bạn. Khi hosting đầy hoặc băng thông hết bạn cần nâng cấp hoặc liên hệ với đơn vị bán hosting để có giải pháp. Lưu ý quan trọng cho tiêu chí này đó là dù bạn đã Seo lên top rồi nhưng website của bạn thời gian tải quá lâu điều đó sẽ làm khách hàng của bạn bực mình và có thể hủy bỏ lượt truy cập đó. Chính vậy website thời gian tải càng nhanh càng tốt.

Tiêu chí Meta Description

Mô tả cho website thông tin này rất quan trọng trong SEO nó giúp khách hàng quyết định có click vào kết quả của bạn trên Google hay không, trong Seo Doctor khuyên bạn nên viết dưới 70 từ khoảng 350 ký tự. Nhưng theo cá nhân mình khuyên các bạn nên viết khoảng 70 – 165 ký tự khoảng 15-25 từ, nếu dài quá thì thông tin của bạn cũng không thể hiển thị được và trong thẻ này nhớ chèn từ khóa nhé, vị trí tốt nhất là ngay đầu. Bạn xem thêm tại bài Meta Description

Tiêu chí Page Indexable

Tiêu chí này website của bạn nên có file robot.txt và thẻ meta trong <head>

1 <meta name=”robots” content=”index, follow” />

Tiêu chí Page Rank Flow

Tiêu chí này đạt càng cao càng tốt, nên để trên 50%.

Tiêu chí Seo Friendly URLs

URLs cũng là một trong các tiêu chí ảnh hưởng nhiều tới việc làm SEO, URLs có chứa từ khóa sẽ được ưu tiên hơn tất cả. Hãy cố gắng tạo URLs dạng như thư mục của windows.
Ví dụ: http://www.cunglamseo/seo-la-gi.html

Tiêu chí Title tag

Thẻ tiêu đề cũng là một trong các tiêu chí làm Seo onpage quan trọng, hãy viết một thẻ tiêu đề ở dạng caps lock và tiêu đề nên chứa từ khóa, một tiêu đề nên viết trong khoản 75 ký tự. Bạn xem chi tiết cách tối ưu thẻ Title cho SEO

Tiêu chí này Seo Doctor yêu cầu phải có Yahoo API. Theo mình thấy tiêu chí này không cần thiết

Giờ thì bạn dựa vào các tiêu chí này và chỉnh SEO Onpage cho tốt nhé, trên 95% là đạt rồi nhưng nếu được thì phải đặt ngưỡng tối đa nhé.

Phân tích từ khóa

Công cụ:

Google keyword planner là goi công cụ của google đăng nhập bằng tài khoản Gmail

https://adwords.google.com/ko/KeywordPlanner

Cập nhật thứ hạng từ khóa

Cập nhật thứ hạng từ khóa giúp theo dõi hiệu quả của seo, với số lượng từ khóa lớn ta cần có 1 công cụ hiệu quả để kiểm tra đó la rank checker

Rank checker

Add on giúp kiểm tra thứ hạng từ khóa nhanh

Đường dẫn cài đặt rank checker

Chú ý trước khi cài đặt rank checker cần đăng ký trước tài khoản kích hoạt

http://tools.seobook.com/firefox/rank-checker/

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết về Công cụ phân tích SEO.

>> Xem thêm: Dịch vụ SEO Bình Dương

5/5 - (1 bình chọn)

TAGGED:
Share this Article
Follow:
Chào bạn, mình là Văn Tân - TaSDigital một cậu bé đam mê về công nghệ, Digital Marketing và đang tập tành viết Blog.
Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *