Kỹ thuật SEO: SEO Onpage, SEO Offpage dành cho newbie

Văn Tân
24 Min Read

Bạn biết đấy để SEO cho một website thì không đơn thuần chỉ dừng lại những kỹ thuật SEO phổ biến ở trên Internet nó là quá trình một kế hoạch chuyên nghiệp thực hiện bởi các chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm trong SEO với TAS Digital bạn có thể học và thực hiện các kỹ thuật SEO cơ bản, nắm bắt các kỹ thuật SEO website phổ biến hiện nay và xu hướng cho năm 2021-2022. Mời bạn cùng tìm hiểu về lộ trình và các kỹ thuật SEO cơ bản dưới đây nhé. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ tự tin thực hành SEO website cho mình nhé.

I. TỔNG QUAN VỀ SEO

1. Thời gian cho 1 dự án SEO.

+ Đối với website mới: Thời gian tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề cạnh tranh trung bình SEO từ: 8 – 10 Tháng.

+ Đối với website đã xây dựng > 1 năm (chưa làm SEO)

Cần làm rõ website:

- Advertisement -
  • Website đó thuộc lĩnh vực gì?
  • Website đó đã từng SEO chưa? SEO theo phương pháp nào
  • Website nội dung như thế nào? (sao chép ở đâu)
  • Website đã có trust (sức mạnh của site)
  • Website đó cấu trúc ra sao (Cấu trúc tức là Schema hiện tại đang là gì)
  • Website đó có traffic gì chưa? Các từ khóa hiện tại đã ON TOP.
  • Phân tích backlink của website hiện tại từ những nguồn nào.
  • Phân tích backlink % đã được index trên google (sướng lượng referring domains tổng số bao nhiêu). Tìm hiểu thêm về: Referring domains là gì? Cách xây dựng referring domains chất lượng.

2. Khái niệm về SEO và SEO từ khóa dễ:

>> Mời bạn xem thêm chi tiết về SEO: SEO là gì? Cách SEO từ khóa dễ

>> Xem thêm: Cơ bản SEO từ google

II. KỸ THUẬT SEO CẦN NẮM

Các yếu tố khi thực hiện SEO Landing page hoặc bài viết:

+ Xác định được tên miền theo dạng nào:

Phân loại: www, https://www, http://www https, http

+ Tối ưu file Robots.txt

Hiểu đơn giản là khi muốn google thực hiện craw website không? hoặc muốn chặn google craw trang nào? Thì sử dụng các lệnh bỏ vào file robots.txt là được nhé.

Thường mặc định:

  • User-agent: Googlebot
  • Disallow: /nogooglebot/
  • User-agent: *
  • Allow: /
  • Sitemap: http://www.example.com/sitemap.xml

Khi muốn chặn trang nào chỉ cần sử dụng cú pháp: Disallow: /Trang-chan/

Thường thì áp dụng chặn cho các trang về dạng thương mại điện tử với các trang như: giỏ hàng, thanh toán…

+ Thiết kế danh mục cho website: nên thực hiện chia các danh mục hay chuyên mục của website để bot google hiểu rõ rằng bài viết A đang ở đúng với chuyên mục của mình tránh để râu ông này cắm cằm bà kia ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng cũng như chất lượng của website.

+ Thêm Breadcrumbs: Google đọc thường nằm ở đường chỉ dẫn của website hay nói cách khác người đọc sẽ điều hướng được bài viết của mình dễ dàng thuận tiện hơn (Phần này có trong website sẽ được google đánh giá cao hơn).

Canonical-seo
Canonical-seo

+ Dữ liệu có cấu trúc: Phần này quan trọng giúp google hiểu rõ về website của bạn đang thuộc thể loại gì

Các dữ liệu cấu trúc hay sử dụng nhiều: Website, webpage, Rating, FAQ, sitelink, organization.

+ Canonical url: này giúp cho việc đính chính lại url của bài viết

+ Xử lý trang 404: Trang này thông báo lỗi khi truy cập vào 1 đường dẫn không có thực trên website, thường trang này khi khách truy cập hay dẫn về trang chủ.

+ Sơ đồ trang web: Bot google quét website sẽ thông qua sitemap.xml.

Lưu ý: Sơ đồ website cần rõ cấu trúc đường dẫn chuẩn.

+ SSL: Thực chất này trước đây cũng không quan trọng nhưng hiện nay website nên có SSL để giúp tăng trải nghiệm người dùng cũng như về tính bảo mật được tốt hơn.

Thường phần này liên quan đến hosting.

+ Speed website: Website cần được tối ưu về tốc độ tải trang mục đích giúp tăng trải nghiệm người dùng theo update 2021 từ google khuyến cáo nên ưu tiên tối ưu về tốc độ website.

Các công cụ sử dụng để đo: google page speed insights, pingdom tools và google mobile speed tool.

Giải pháp nên sử dụng Cloudflare CDN.

+ Website thân thiện với mobile: website cần được thiết chuẩn responsive

Xem thêm: Responsive là gì? Ưu điểm và nhược điểm của responsive

+ AMP: Trước đây google cũng đánh giá cao về AMP hiện tại thì cũng không khá quan trọng nữa.

+ Nên thêm các bài viết liên quan bài viết mới dưới bài viết của mình.

+ Comment: Thường thì dùng đoạn scrips của facebook hoặc có sẵn trong website.

III. KỸ THUẬT SEO ONPAGE VÀ SEO OFFPAGE

1. Kỹ thuật SEO ON PAGE

Kỹ thuật SEO Onpage
Kỹ thuật SEO Onpage

Onpage là gì: được hiểu nôm na là những công việc của lập trình viên hay quản trị website thực hiện các kỹ thuật chuyên môn giúp website thân thiện với bộ máy tìm kiếm của google.

Nếu áp dụng tốt kỹ thuật onpage từ khóa thường sẽ đạt ở trang 2 và 3 thậm trí là trang 1.

Kỹ thuật SEO Onpage đạt Top
Kỹ thuật SEO Onpage đạt Top

Cốt lõi On page cần thực hiện:

+ Phần hiển thị trên google:

  • Tiêu đề (title): Phần này quan trọng

Thứ 1: Tiêu đề thường được đặt theo ngữ nghĩa đính chính bài viết đang viết gì.

Thứ 2: Từ khóa (thường được đặt đầu tiên) + Hậu tố hoặc tiền tố.

Thứ 3: Nên chứa con số (không có cũng được) – Theo xếp hạng yếu tố từ Rank Math

Thứ 4: Số lượng từ đặt từ dưới 520 pixel.

  • Meta Description: phần này quan trọng

Thứ 1: Từ khóa thường đặt ở đầu hoặc giữa

Thứ 2: Số lượng từ thường từ 900 – 925 pixel

  • Url: Phần này quan trọng

Thứ 1: Tùy vào bài viết hoặc LP SEO để đặt url.

Thứ 2: Url là từ khóa chính.

Thứ 3: Url theo bài viết thường sẽ đặt giống với tiêu đề bài viết.

  • Nâng cao:

Thứ 1: Schema: Không nên lạm dụng nên sử dụng đúng với mục đích

Schema thông thường sử dụng: Schema Rating và FAQ.

Cấu trúc website phổ biến trong SEO
Cấu trúc website phổ biến trong SEO

Thứ 2: Cấu trúc bảng trong bài viết.

Cấu trúc bảng chuẩn SEO trong bài viết
Cấu trúc bảng chuẩn SEO trong bài viết

Thứ 3: Tối ưu hóa hình ảnh theo từ khóa: khi người dùng tìm kiếm trên điện thoại sẽ có Hình ảnh đính kèm.

Thứ 4: Phân tích thêm đối thủ của mình đang sử dụng Schema gì.

+ Tối ưu bài viết hay Landing page SEO:

Quy trình khi thực hiện 1 Landing page SEO:

Bước 1: Hiểu rõ về Keyword chính của mình là gì.

Bước 2: Lên Ouline content.

Phần quan trọng của Ouline là tối ưu các heading chuẩn theo thứ tự mức độ tầm quan trọng của bài viết từ đầu đến cuối.

Xem thêm: Outline content là gì? Cách lên outline content chuẩn

Bước 3: Tìm hiểu từ khóa ngách, từ khóa ngữ nghĩa.

Bước 4: Tìm kiếm thông tin liên quan với các heading từ outline hoặc các từ khóa phụ, từ khóa ngữ nghĩa (Không nên sao chép nguyên văn từ website khác)

Gợi ý: Nên chuyển đổi ngôn ngữ bằng tiếng Anh sau đó tìm kiếm trên google và phiên dịch theo văn phông của mình (chú ý người khác cũng có thể thực hiện nên chỉnh sửa lại nội dung).

Bước 5: Tìm kiếm các hình ảnh liên quan theo heading (nên tìm kiếm hình ảnh không phải trang 1 google hình ảnh nên chỉnh sửa lại trước khi đăng).

Bước 6: Liên kết link chia làm 2 dạng: Liên kết bên ngoài website (liên kết đến những trang uy tín) và liên kết bên trong website (liên kết đến bài viết liên quan hoặc Landing page SEO) – Thường thì Anchor text + Thương hiệu hoặc link trần theo nội dung bài viết.

Bước 7: Lên nội dung mở đầu và nội dung kết thúc của bài (tùy vào bài viết thường thì tối ưu nhất là 2 đến 3 đoạn).

Bước 8: Sử dụng công cụ Spineditor hoặc các công cụ kiểm tra đạo văn khác trên google để kiểm tra lại trang, bài viết của mình xem phần nào nội dung đang bị trùng lặp ( thực hiện chỉnh sửa lại).

Bước 9: Nâng cao: Nên sử dụng thêm phần mềm Website Auditor để phân tích nội dung văn phông bài viết.

Bước 10: Kiểm tra lại cấu trúc bài viết: Nội dung có logic, Chính tả, chấm câu, Font,….

Bước 11: Tiến hành đăng tải lên website.

Các yếu tố Onpage cần biết khi làm SEO

SEO Onpage thực sự rất quan trọng vì nó giúp Google hiểu nội dung trang web của anh em, cũng như xác định xem nó có liên quan đến truy vấn của người tìm kiếm hay không.
Và hãy đảm bảo rằng nội dung trang web của ae bao gồm những gì hiển thị cho người dùng (tức là văn anh em, hình ảnh, video hoặc âm thanh) và các yếu tố chỉ hiển thị trên công cụ tìm kiếm (ví dụ: thẻ HTML, dữ liệu có cấu trúc).
Dưới đây mình đưa ra các yếu tố sẽ giúp cải thiện nội dung và tăng thứ hạng, lưu lượng truy cập và chuyển đổi của web.
𝑬𝑨𝑻
EAT là viết tắt của Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ tin cậy), là khuôn khổ mà Google sử dụng để đánh giá người tạo nội dung, trang web và các trang web nói chung.
Google luôn quan tâm các vấn đề nội dung chất lượng. Google muốn đảm bảo rằng các trang web sản xuất nội dung phải chất lượng thì mới có được thứ hạng tốt và các trang web tạo ra nội dung chất lượng thấp sẽ ít hiển thị hơn, vì thế mà các yếu tố E-A-T luôn phải cân nhắc trong chiến lược SEO của anh em.
𝑴𝒆𝒕𝒂 𝑫𝒆𝒔𝒄𝒓𝒊𝒑𝒕𝒊𝒐𝒏
Tối ưu hóa mô tả meta một cách chính xác có thể giúp cải thiện:
Tỷ lệ nhấp (CTR).
Nhận thức về chất lượng của kết quả.
Nhận thức về những gì trang web của anh em cung cấp đều thay đổi.
𝑻𝒊𝒕𝒍𝒆
Dòng tiêu đề của anh em cần phải thu hút sự quan tâm để nó nổi bật trên SERPs – thu hút người dùng nhấp qua và tiếp tục đọc phần còn lại của nội dung.
𝑯𝒆𝒂𝒅𝒍𝒊𝒏𝒆
Thẻ tiêu đề là các phần tử HTML (H1-H6) được sử dụng để xác định các tiêu đề chính và tiêu đề phụ trong nội dung của anh em.
𝑽𝒊𝒆̂́𝒕 𝒃𝒂̀𝒊 𝑺𝑬𝑶
Viết bài SEO có nghĩa là viết nội dung với cả công cụ tìm kiếm và người dùng.
Anh em nên có một chiến lược đằng sau việc viết nội dung SEO vững chắc – và nó không chỉ là nghiên cứu từ khóa mà triển khai nội dung hay, chất lượng đảm bảo trả lời tất cả những mong muốn tìm kiếm của người dùng
Chỉ sản xuất nội dung vì lợi ích của nó sẽ không hiệu quả. Hãy nhớ rằng anh em đang viết nội dung cho mọi người – do đó, nội dung đó phải có chất lượng cao, quan trọng và phù hợp.
𝑪𝒂𝒏𝒏𝒊𝒃𝒂𝒍𝒊𝒛𝒂𝒕𝒊𝒐𝒏 𝒌𝒆𝒚𝒘𝒐𝒓𝒅
Việc nhắm mục tiêu một thuật ngữ cụ thể trên nhiều trang có thể gây ra hiện tượng “ăn thịt từ khóa – Cannibalization keyword”, điều này có thể gây ra một số hậu quả tai hại có thể xảy ra đối với SEO của anh em.
Khi anh em có nhiều trang xếp hạng cho cùng một từ khóa, anh em thực sự đang cạnh tranh với chính mình.
Điều quan trọng là phải xác định xem liệu hiện tượng ăn thịt từ khóa có tồn tại trên trang web của anh em hay không và giải quyết nó ngay lập tức.
𝑨𝒖𝒅𝒊𝒕 𝑪𝒐𝒏𝒕𝒆𝒏𝒕
Việc kiểm tra nội dung hiện có của anh em là rất quan trọng vì nó giúp anh em:
Đánh giá xem nội dung hiện tại của anh em có đạt được mục tiêu và đạt được ROI hay không.
Xác định xem thông tin trong nội dung của anh em có còn chính xác hay đã trở nên cũ hoặc thậm chí lỗi thời
Xác định loại nội dung nào phù hợp.
Kiểm tra nội dung có thể giúp ích rất nhiều cho chiến lược SEO của anh em và chúng nên được thực hiện thường xuyên.
Quan trọng nhất của Audit Content là xác định chính xác bộ từ khóa cần SEO, khi xác định chính xác bộ từ khóa cần SEO thì Content sẽ luôn bám theo bộ từ khóa để viết bài và tối ưu.
𝑻𝒐̂́𝒊 𝒖̛𝒖 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒂̉𝒏𝒉
Thêm hình ảnh là một cách hay để làm cho các trang web của anh em hấp dẫn hơn. Nhưng không phải tất cả các hình ảnh đều có tác dụng như nhau – một số hình ảnh thậm chí có thể làm chậm trang web của anh em.
Các cơ hội xếp hạng bổ sung (hiển thị trên Tìm kiếm Hình ảnh của Google).
Trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Thời gian tải trang nhanh hơn.
𝑮𝒊𝒖̛̃ 𝒄𝒉𝒂̂𝒏 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒅𝒖̀𝒏𝒈
Nâng cao các yếu tố SEO trên trang của trang web của anh em chỉ là một nửa của trận chiến.
Một nửa còn lại nằm ở việc đảm bảo rằng người dùng sẽ tiếp tục xem nội dung của anh em, tương tác với nội dung đó và tiếp tục quay lại để xem thêm.

Nâng cao một chút:

Tùy vào chủ đề bài viết của mình là gì ?

Ví dụ: Bài viết thuộc dạng dịch vụ thì nên sử dụng thêm cấu trúc dạng câu hỏi?

Bố trí và thêm các câu hỏi và trả lời dưới bài viết. (Phần câu hỏi thường là Heading 3).

=> Khi lên TOP sẽ giúp tăng người truy cập hơn với dạng cấu trúc này.

2. Kỹ thuật SEO OFFPAGE cần nắm

Kỹ thuật SEO offpage
Kỹ thuật SEO offpage

Thường website mới nên thực hiện từ tháng thứ 3-4 sẽ tốt hơn nhé.

+ Backlink cùng lĩnh vực nên chiếm khoảng 40% số link trỏ về website.

+ Backlink khác lĩnh vực chiếm khoảng 20% tổng số link trỏ về.

+ Dạng Full URL khoảng 20% ( Đây là dạng liên kết là URL không phải Image hay Anchor Text).

+ Backlink có thuộc tính Nofollow chiếm khoảng 10%.

+ Không tạo link khoảng 10% ( Tức là Text URL không có liên kết, chỉ là chữ)

+ Backlink được đặt trong phần content: 30%

+ Backlink đặt trong trang chủ: 10%

+ Trong danh bạ website uy tín: 10%

+  Full URL: 20%

+ Virus Link: 20% ( link được lan truyền tự nhiên trên mạng)

+ Trao đổi liên kết 2 chiều : 10%

Các phương pháp khó thực hiện:

  • + Tạo các Theme, Plugin, Slide tiện dụng và chia sẻ trên mạng.
  • + Cung cấp các dịch vụ về lưu trữ hình ảnh miễn phí.
  • + Tài trợ Hosting, Domain, Server.
  • + Cung cấp các dịch vụ về rút ngắn URL
  • + Tạo các file PDF – PPT – Ebook và chia sẻ trên internet.
  • + Cung cấp các dịch vụ về lưu trữ online.
  • + Tạo ra các tool, ứng dụng miễn phí và chia sẻ.
  • + Chiếm quyền quản trị Website/Server của người khác (Hack…)

Các phương pháp dễ thực hiện:

  • + Post link trong comment các loại blog forum.
  • + Tạo link qua các profile của các website có đăng ký thành viên.
  • + RSS Submit (Giúp website được index nhanh hơn)
  • + Cross Link
  • + Directory Submit
  • + Forum link
  • + Xây dựng và phát triển các Blog Free.
  • + Mua link
  • + Viết bài PR báo chí.

Quy trình khi thực hiện SEO OFFPAGE (Tùy vào lĩnh vực và bố trí thời gian thực hiện)

Bước 1: Thực hiện đăng tải bài Post lên google business theo định kỳ của bài viết.

Bước 2: Phân tích và lọc data tài nguyên từ đối thủ

  • Phân tích bộ tài nguyên guest post
  • Phân tích bộ tài nguyên Social
  • Phân tích bộ tài nguyên khác: Forum, blog, profile…

Bước 3: Xây dựng bộ tài nguyên cho website

  • Xây dựng các website miễn phí (blog 2.0).
  • Xây dựng site vệ tinh liên quan chủ đề.

Bước 4: Xây dựng social

  • Đăng ký list profile social
  • Connect thành social network
  • Post bài định kỳ
  • Share các bài post lên social.

Bước 5: Thực hiện viết bài cho bộ tài nguyên của website

Bước 6: Đi link từ forum về landing page SEO và bộ tài nguyên của mình.

Bước 7: Thực hiện đánh giá về sự tăng trưởng từ khóa và mật độ backlink về website.

Công cụ hỗ trợ cho SEO cần có

Tiện ích online:

+ SEO Quake: công cụ xem nhanh các chỉ số thiết yếu SEO

+ SEO META 1 Click: Xem nhanh ONPAGE của bài viết.

+ Web Developer: Xem cấu trúc của website.

+ Core web vital: Đánh giá nhanh chỉ số tốc độ thời gian thực website.

+ Lighthouse: đánh giá tổng quan SEO của bài viết, LP SEO.

+ Share Tool: share nhanh bài post lên social

+ No follow: kiểm tra nhanh link là dofollow hay nofollow.

Phần mềm online

+ Google Analytic (miễn phí) : Phân tích hành vi người dùng trên website (thống kê lưu lượng khách viếng thăm website)

+ Google Console (miễn phí): Đánh giá nhanh website và các chỉ số SEO.

+ Ahref (trả phí): Thường dùng để phân tích đối thủ là chính.

+ Semrush: Cũng giống với Ahref nhưng tích hợp thêm các chức năng như content machine.

+ Keywordtool.io (trả phí): Phân tích keyword SEO.

+ Screaming Frog SEO (phả phí): Phân tích onsite của website

+ Website Auditor (trả phí): Phân tích Audit lỗi đang mắc phải trên website.

+ SpinEditor (trả phí): Dùng để spin nội dung và check nhanh thứ hạng từ khóa…

Trên đây là tổng hợp kỹ thuật SEO dành cho newbie đang muốn học SEO về khả năng thực tế còn tùy thuộc vào bạn xử lý và phân bổ kế hoạch cho chiến lược SEO của mình nhé xem thêm những bài kiến thức hay về SEO

5/5 - (2 bình chọn)

TAGGED:
Share this Article
Follow:
Chào bạn, mình là Văn Tân - TaSDigital một cậu bé đam mê về công nghệ, Digital Marketing và đang tập tành viết Blog.
1 Comment
  • Bài viết chi tiết, cụ thể, mình đã làm theo trên trang và nhận thấy hiệu qủa của nó

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *